Scholar Hub/Chủ đề/#vận tốc xung siêu âm/
Vận tốc xung siêu âm là tốc độ di chuyển của sóng siêu âm. Nó được đo bằng mét/giây hoặc feet/giây và thường được ký hiệu là V. Vận tốc xung siêu âm thường khá ...
Vận tốc xung siêu âm là tốc độ di chuyển của sóng siêu âm. Nó được đo bằng mét/giây hoặc feet/giây và thường được ký hiệu là V. Vận tốc xung siêu âm thường khá cao, trung bình là khoảng 343 m/s trong không khí. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính và nhiệt độ của môi trường mà sóng siêu âm di chuyển qua.
Vận tốc xung siêu âm được tính bằng công thức vận tốc (v) = khoảng cách (d) chia cho thời gian (t) để di chuyển qua khoảng cách đó. Trong trường hợp sóng siêu âm di chuyển qua không khí, vận tốc xung siêu âm có thể tính bằng công thức:
v = 331,5 + 0,6 * t
Trong đó t là nhiệt độ của không khí theo độ Celsius. Vận tốc này đạt được khi không khí ở mức nhiệt độ 20 độ Celsius. Khi nhiệt độ tăng thì vận tốc xung siêu âm cũng tăng, và ngược lại, khi nhiệt độ giảm thì vận tốc cũng giảm.
Đối với các chất lỏng và chất rắn khác như nước hay kim loại, vận tốc xung siêu âm chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi đặc tính của chất liệu đó. Ví dụ, trong nước, vận tốc xung siêu âm khoảng 1482 m/s, trong thép vận tốc khoảng 5920 m/s.
Vận tốc xung siêu âm có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, công nghệ, viễn thông, hải quân, nghiên cứu địa vật lý và hơn thế nữa.
Vận tốc xung siêu âm của sóng trong môi trường dựa vào đặc tính của môi trường đó. Vận tốc xung siêu âm không phụ thuộc vào cường độ hay năng lượng của sóng siêu âm, mà chỉ phụ thuộc vào chất liệu mà sóng di chuyển qua.
Trong các chất rắn, vận tốc xung siêu âm thường cao hơn so với trong chất lỏng hoặc khí. Với các kim loại, ví dụ như nhôm hay đồng, vận tốc xung siêu âm có thể lên đến vài km/giây, trong khi các chất lỏng như nước thì khoảng 1500 m/s, và trong không khí thì khoảng 340 m/s.
Trong môi trường không khí, vận tốc xung siêu âm thay đổi tùy theo nhiệt độ của không khí. Công thức phổ biến được sử dụng để tính toán vận tốc xung siêu âm trong không khí là:
v = 331,5 + 0,6 * t
Trong đó v là vận tốc xung siêu âm tính bằng m/s, và t là nhiệt độ của không khí theo độ Celsius. Do đó, mỗi tăng 1 độ Celsius, vận tốc xung siêu âm tăng thêm khoảng 0,6 m/s.
Vận tốc xung siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong y học, được sử dụng trong siêu âm hình ảnh y tế để xem qua các cơ quan, cấu trúc và mô mềm trong cơ thể con người. Nó cũng được sử dụng trong công nghệ âm thanh như thiết bị ghi âm, cảm biến âm thanh và thiết kế hệ thống âm thanh cao cấp. Trong lĩnh vực của viễn thông, vận tốc xung siêu âm được sử dụng trong các thiết bị truyền thông siêu âm.
Ảnh hưởng của sợi thép đến đặc tính kỹ thuật của bê tông cường độ cao Nghiên cứu này khảo sát sự ảnh hưởng của sợi thép đối với tính chất của bê tông cường độ cao. Các cấp phối được thiết kế dựa trên phương pháp DMDA. Theo phương pháp này, tro bay đóng vai trò vừa làm đặc chắc các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu, vừa tham gia phản ứng pozzolanic. Tỉ lệ nước trên chất kết dính ở tất cả cấp phối đều là 0.27 nhằm tạo ra bê tông cường độ cao. Trong khi đó, phụ gia siêu dẻo được bổ sung để đảm bảo độ sụt của bê tông tươi. Các thí nghiệm độ sụt, cường độ nén, vận tốc xung siêu âm, và điện trở suất bề mặt cho thấy các tính chất rất khả quan của bê tông cường độ cao bổ sung sợi thép. Cấp phối với 5% sợi thép cho cường độ nén lớn nhất với 74.9 MPa. Thông qua các thí nghiệm, tăng hàm lượng sợi thép gia tăng cường độ nén và vận tốc xung siêu âm nhưng làm giảm độ sụt và điện trở suất bề mặt của bê tông cường độ cao.
#Bê tông cường độ cao #sợi thép #cường độ nén #điện trở suất bề mặt #vận tốc xung siêu âm
Ảnh hưởng của lượng lớn tro bay đến đặc tính kỹ thuật của bê tông làm từ cốt liệu tái chế dựa trên phương pháp kiềm kích hoạt xỉ lò cao-tro bay Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của tro bay lên đặc tính kỹ thuật của bê tông làm từ cốt liệu tái chế dưa trên phương pháp kiềm kích hoạt xỉ thép. Cốt liệu được chuẩn bị từ cốt liệu tái chế của công trình đã sụp đổ thay thế một phần cho cốt liệu tự nhiên. Trong khi chất kết dính được làm từ phương pháp kiềm kích hoạt xỉ thép với sự thay thế một phần của tro bay từ 30%-50%, hỗn hợp này được kích hoạt bằng dung dịch xút có nồng độ cao và natri silicat để làm chất kết dính cho bêtông. Kết quả chỉ ra cường độ chịu nén của bêtông đạt được từ 26.5 đến 36 MPa tại 28 ngày. Độ sụt và độ chảy của bêtông được cải thiện khi sử dụng tro bay để thay thế một phần cho xỉ thép, tuy nhiên, việc sử dụng hàm lượng lớn tro bay gây nên ảnh hưởng tiêu cực cho những đặc tính của bê tông như cường độ, vận tốc xung siêu âm, điện trở suất bề mặt.
#vật liệu kiềm kích hoạt #tro bay #cường độ nén #điện trở suất bề mặt #vận tốc xung siêu âm
GIÁ TRỊ VẬN TỐC SÓNG BIẾN DẠNG LAN TRUYỀN TRONG MÔ GAN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG ĐO ĐƯỢC QUA KĨ THUẬT XUNG ÁP LỰC NÉN SIÊU ÂM TÓM TẮTMục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định giá trị tham khảo về vận tốc của sóng biến dạng lan truyền trong mô gan qua kĩ thuật tạo xung nén áp lực siêu âm.Đối tượng và phương pháp: Khảo sát ở 241 người bình thường, không có tiền sử về bệnh lý gan mật, thận mạn, suy tim. Tiến hành đo sóng biến dạng ở vị trí cách bề mặt da từ 3 đến 4cm ở hạ phân thùy 7 hay 8 khi đối tượng được hướng dẫn nhịn thở. Trong số này, chọn ra ngẫu nhiên 50 đối tượng được đo hai lần bởi hai bác sĩ có kinh nghiệm khác nhau.Kết quả: Tất cả số lần đo là 2.532. Giá trị trung bình vận tốc của sóng biến dạng là 1,05 ± 0,12m/s. Giá trị vận tốc này không khác biệt đáng kể giữa hai giới. Không có sự khác biệt giữa kết quả của hai bác sĩ có số năm kinh nghiệm khác nhau.Kết luận: Đo vận tốc sóng biến dạng bằng kĩ thuật xung áp lực nén siêu âm (ARFI) ở người bình thường là 1,05 ± 0,12 m/s. Kĩ thuật đo có tính lặp lại tốt và hầu như không có phụ thuộc vào người làm.
GIÁ TRỊ VẬN TỐC SÓNG BIẾN DẠNG TRONG MÔ GAN XƠ QUA KĨ THUẬT XUNG ÁP LỰC NÉN SIÊU ÂM TÓM TẮTMục tiêu: 1. Xác định giá trị vận tốc của sóng biến dạng trong mô gan ở người mắc bệnh mạn tính qua kĩ thuật tạo xung nén áp lực siêu âm. 2. Khảo sát mối tương quan giữa mức độ xơ hóa và giá trị vận tốc sóng biến dạng.Đối tượng và Phương pháp: khảo sát ở 241 người bình thường làm giá trị tham khảo. Số bệnh nhân (BN) mắc bệnh gan mạn tính là 160. Trong đó có 23 BN có kết quả sinh thiết gan và phân độ xơ hóa theo Metavir. Đo sóng biến dạng ở vị trí cách bề mặt da từ 3 đến 4 cm ở hạ phân thùy 7 hoặc 8 khi đối tượng nhịn thở.Kết quả: giá trị trung bình vận tốc của sóng biến dạng ở nhóm bình thường là 1,05 ± .092 m/s, ở nhóm mắc bệnh mạn tính là 1.97± 0.59 m/s. Có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa giá trị vận tốc sóng biến dạng giữa hai nhóm (P <.0,001). Khảo sát nhóm 23 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh cho thấy mức độ xơ hóa có tương quan chặt chẽ với trị số vận tốc sóng biến dạng.Kết luận: vận tốc sóng biến dạng trong mô gan đo được bằng kĩ thuật xung áp lực nén siêu âm gia tăng một cách đáng kể ở nhóm BN mắc bệnh gan mạn gây xơ, tương quan này ở mức độ chặt chẽ giữa siêu âm và mô học.
Nghiên cứu hệ số chuyển đổi vận tốc xung siêu âm theo phương pháp đo góc về phương pháp đo xuyên
Phương pháp đánh giá cường độ bê tông bằng siêu âm là phương pháp thí nghiệm không phá hủy. Cường độ chịu nén của bê tông được xác định thông qua biểu đồ chuẩn quan hệ giữa cường độ chịu nén của bê tông và vận tốc xung siêu âm theo phương pháp truyền trực tiếp. Tùy thuộc vào vị trí của kết cấu trên công trình, khi bố trí đầu dò siêu âm thì vận tốc xung siêu âm có thể thu được kết quả theo phương pháp truyền trực tiếp hoặc truyền bán trực tiếp. Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm xác định hệ số chuyển đổi vận tốc xung siêu âm theo phương pháp truyền bán trực tiếp (đo góc) sang vận tốc xung siêu âm xác định bằng phương pháp truyền trực tiếp (đo xuyên) trong thí nghiệm không phá hủy.
#Cường độ bê tông #đo góc #đo xuyên #vận tốc xung siêu âm
Nghiên cứu ảnh hưởng của cấp phối bê tông sử dụng phế phẩm tro bay và bột đá đến vận tốc và biên độ xung siêu âm Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần cấp phối bê tông đến vận tốc và tỉ lệ suy giảm biên độ xung siêu âm. Tính mới của các cấp phối này là sử dụng hai phế phẩm tro bay và bột đá tại miền Trung, thay thế cho 20% xi măng và cát, bê tông đạt được dải cường độ chịu nén rộng từ 10MPa đến 60MPa. Nghiên cứu sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm đa yếu tố để xác định thành phần vật liệu cho 72 cấp phối bê tông. Các biểu đồ phân tích cho thấy cấp phối bê tông có ảnh hưởng khác nhau đến hai đặc tính vận tốc và tỉ lệ suy giảm biên độ xung siêu âm, hai đặc tính này thường được sử dụng để đánh giá chất lượng bê tông. Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ ảnh hưởng của cấp phối bê tông đến các đặc tính xung siêu âm và góp phần đánh giá ảnh hưởng của cấp phối đến chất lượng bê tông.
#Cấp phối bê tông #tro bay #bột đá #vận tốc xung siêu âm #biên độ xung siêu âm
Đánh giá ảnh hưởng tuổi bê tông đến vận tốc xung siêu âm Bài báo nhằm đánh giá ảnh hưởng của tuổi bê tông đến vận tốc xung siêu âm (UPV) ở các tuổi 3, 7, 14 và 28 ngày. Bê tông trong nghiên cứu đạt cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày trong dải rộng từ 10MPa đến 60MPa, hai phế phẩm tại khu vực miền Trung là tro bay và bột đá được sử dụng thay thế lần lượt cho 20% xi măng và cát. Phương pháp qui hoạch thực nghiệm đa yếu tố được sử dụng để xác định số lượng mẫu và thành phần vật liệu cho 72 cấp phối bê tông. Các kết quả phân tích cho thấy, ảnh hưởng của từng vật liệu chế tạo bê tông đến UPV ở các ngày tuổi khác nhau. Quan hệ giữa UPV ở tuổi 7 và 14 ngày với cường độ chịu nén bê tông 28 ngày tuổi được thiết lập dựa trên phương pháp hồi quy, góp phần dự báo cường độ nén bê tông ở 28 ngày tuổi dựa trên UPV ở tuổi 7 và 14 ngày.
#Bột đá #cấp phối bê tông #cường độ chịu nén #tro bay #tuổi bê tông #vận tốc xung siêu âm (UPV)
Đánh giá cường độ, độ bền và vi cấu trúc của vữa cường độ cao sử dụng các hàm lượng xỉ lò cao nghiền mịn khác nhau Để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên cũng như tái sử dụng các phế thải rắn trong công nghiệp, nghiên cứu này sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn (XLCNM) trong sản xuất vữa cường độ cao. Hàm lượng XLCNM được sử dụng tương ứng với 0%, 12%, 24%, 36% và 48% so với tổng hàm lượng chất kết dính. Sự thay đổi các đặc tính kỹ thuật của vữa đối với các hàm lượng XLCNM khác nhau được nghiên cứu thông qua các thí nghiệm cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, vận tốc truyền xung siêu âm, độ thẩm thấu ion Clo, độ truyền nhiệt, và vi cấu trúc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cường độ và độ bền của các mẫu vữa tăng khi sử dụng 12% hoặc 24% XLCNM, trong khi sử dụng 36% hoặc 48% XLCNM làm giảm chất lượng của vữa. Tuy nhiên, tất cả các mẫu vữa trong nghiên cứu đều có chất lượng tốt với cường độ cao, vận tốc truyền xung siêu âm qua các mẫu vữa lớn hơn 4300 m/s và khả năng chống lại sự xâm thực các ion Clo tốt.
#Vữa cường độ cao #xỉ lò cao nghiền mịn #cường độ chịu nén #cường độ chịu uốn #độ thẩm thấu ion Clo #vận tốc truyền xung siêu âm